Bí quyết ăn uống cho người bệnh mạch vành vừa giảm đau thắt ngực vừa giảm tắc hẹp
Bệnh mạch vành nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt đậu, quả hạch, trái cây, rau củ và cắt hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn hàng ngày? Bởi chất béo là “thủ phạm” khiến lòng mạch ngày càng bị thu hẹp, ngăn cản quá trình vận chuyển máu nuôi tim, làm tăng nguy cơ nhồi máu và đột quỵ. Vậy quan điểm này còn chính xác hay không? Những thực phẩm tốt cho bệnh mạch vành và thực phẩm xấu nên kiêng cụ thể là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng trong bài viết này.
Ngũ cốc, các loại hạt đầu, quả hạch, trái cây, rau củ là những thực phẩm tốt
Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành cần những gì?
Một chế độ ăn uống cho người bệnh mạch vành cần hiện diện đầy đủ cả tinh bột, chất đạm, chất béo lành mạnh. Bí quyết thành công của những người có tuổi thọ cao khi mắc bệnh mạch vành chính là biết mình nên ăn gì, kiêng ăn gì. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
- Người bệnh mạch vành nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp làm giảm cholesterol xấu, giảm cân và duy trì cân nặng. Bởi chất xơ ở lại trong dạ dày lâu hơn các loại thực phẩm khác, nên có cảm giác no lâu, giúp bạn ăn ít hơn. Chất xơ cũng đẩy nhanh quá trình chuyển chất béo qua đường ruột, nhờ đó giúp cơ thể ít hấp thu chất béo hơn.
- Chọn thức ăn chống viêm, giảm cholesterol máu
Thực phẩm chống viêm có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thực vật giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch bao gồm:
- Rau: Tất cả các loại rau, tốt nhất là củ cải đường, cà rốt, rau cải, bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, rau lá xanh, hành tây, đậu hà lan, rau xà lách, nấm, rau biển, các cây họ bí…
- Trái cây: Tất cả các loại trái cây, đặc biệt là cam quýt, bưởi… Nếu bạn bị tiểu đường, nên hạn chế trái cây ngọt như mít, sầu riêng, vãi, nhãn… Nên chọn măng cụt, thanh long, kiwi, ổi, táo xanh…
- Các loại thảo mộc và gia vị như húng quế, ớt, bột cà ri, gừng, hương thảo, cỏ xạ hương, bột quế, củ nghệ…
- Trà xanh, trà ô long, trà đen
- Các sản phẩm sữa tươi đã tách béo, sữa chua không đường
- Rượu vang đỏ uống mức vừa phải
Những món ăn chữa bệnh mạch vành hiệu quả
Chúng tôi giới thiệu cho bạn 2 món ăn tốt, dễ chế biến, hợp với khẩu vị của nhiều người.
- Cháo gạo tẻ nấu với lá sen: Lá sen có công dụng giảm mỡ máu xấu. Dùng 1 lá sen to, sắc kỹ lấy nước. Cho khoảng 1 lạng gạo vào nước lá sen vừa sắc được, thêm 1 ít đường phèn (đừng cho quá ngọt) nấu thành cháo. Không có lá sen, bạn có thể thay bằng cà rốt xay, hạt ngô.
- Canh mộc nhĩ trắng, đen: Mộc nhĩ có tác dụng giảm mỡ máu xấu, giảm huyết áp. Bạn rửa sạch mộc nhĩ, thêm một ít đường phèn nấu sôi đến nhừ. Mỗi ngày ăn từ 1 – 3 lần.
Canh mộc nhĩ đen rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành kiêng ăn gì trong nhóm chất béo
Khác với suy nghĩ của nhiều người, chất béo không phải là kẻ thù của bệnh mạch vành. Ngược lại chất béo cũng là thành phần cấu tạo chính của tế bào, giúp cho cơ thể khỏe mạnh nến lựa chọn đúng loại thích hợp.
Chất béo nên tránh:
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol xấu tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Chất béo này có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, mì tôm, nội tạng động vật, thịt đỏ…
Chất béo nên ăn:
Chất béo không bão hòa đơn hoặc đa là tên chung cho nhóm chất béo tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện cholesterol của cơ thể. Axit béo omega 3 từ cá hồi, các trích, hạt lanh, cải xoăn, rau chân vịt, quả óc chó… nên bổ sung hàng ngày. Các nguồn chất béo tốt khác có trong dầu oliu, dầu hạt hướng dương, quả hạch và quả bơ.
Người bệnh mạch vành nên ăn hạn chế muối
Ăn muối làm tăng huyết áp. Sau đây là cách giúp bạn cắt giảm lượng muối ra khỏi chế độ ăn hàng ngày:
- Giảm thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn
- Sử dụng các loại gia vị cho hương vị thay vì muối: Húng quế, húng tây, hẹ, quế chi… có thể thay thế cho muối.
- Kiểm tra nhãn đóng gói trước khi mua: Khi chọn đồ gia vị và thực phẩm đóng gói, nên đọc kỹ nhãn và lựa chọn thực phẩm không chứa natri, hoặc hàm lượng natri thấp.
- Không sử dụng nước chấm trong các bữa ăn
- Tránh xa các món kho hoặc đồ muối như dưa, cà
Thực đơn cho người bị bệnh mạch vành
Thực đơn cho người bệnh mạch vành
Không có một thực đơn cụ thể cho người bệnh mạch vành. Kế hoạch này phụ thuộc vào danh sách thực phẩm nên ăn, nên kiêng, cân nặng và mức độ hoạt động thể chất. Ví dụ nữ giới, cân nặng 45 – 50kg, công việc vừa phải có thể tham khảo chế độ ăn như sau:
Bữa sáng:
1 lát bánh mì đen + 1 miếng trái cây + 180 mg sữa không béo
Hoặc 1 bát bún nhỏ + nhiều rau + 1 hộp sữa chua tách đường
Hoặc 1 cốc bột ngũ cốc (yến mạch hoặc các loại đậu còn nguyên vỏ rang xay) + 1 miếng trái cây
Bữa trưa:
1.5 chén cơm lưng + 1 đĩa rau củ quả luộc + 1 lạng cá hoặc 1 lạng thịt gà/vịt
Bữa tối:
1 chén cơm nhỏ + 1 đĩa rau củ quả luộc + 1 miếng đậu phụ hoặc 1 quả trứng gà
Bữa ăn nhẹ:
1 phần trái cây + 1 hộp chữa chua tách đường
Hoặc 1 cốc sữa không đường
Kết luận:
Chế độ ăn uống và tập luyện rất quan trọng đối với người bệnh mạch vành, mặc dù nó không quyết định việc điều trị có hiệu quả hay không, nhưng nếu ăn đúng cách kết hợp tập luyện phù hợp cùng với việc lựa chọn được giải pháp tốt sẽ giúp cải thiện sức khỏe đáng kể. Ngoài ra, việc tìm hiểu về Thực phẩm chức năng được làm thành phần chính từ dong riềng đỏ có tác dụng hỗ trợ tim mạch, làm giảm thiểu xơ vữa động mạch.