Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
Cây dong riềng đỏ dành cho bệnh mạch vành của người Dao
Cây dong riềng đỏ là một cây thuốc mới có tác dụng chữa bệnh tim mạnh rất hiệu quả, đã được bác sĩ Hoàng Sầm, hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu từ năm 2002 đến nay. Cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối trên hàng nghìn người bệnh mạch vành chưa đặt stent và đã đặt stent.
Hiện nay theo ước tính của các nhà thực vật, ở Việt Nam có khoảng 12,000 loài cây, trong đó có gần 4,000 loài cây sử dụng làm thuốc, có một số được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như Sâm Ngọc Linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng Liên ô rô, Hoàng Liên gai, Thanh thiên quý, Ba gạc Vĩnh Phú… Cây Dong riềng đỏ tiếng Nùng Cao Bằng gọi đó là cây Slim khỏn, người Nùng Văn quan Lạng sơn gọi là cây Slim tàu tẳng. Cây Dong riềng đỏ có tên khoa học là Canna edulis – Kur thuộc họ Cannaceae. Ngày nay, cây Dong riềng đỏ được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới.
Cây dong riềng đỏ
Đặc điểm cây dong riềng đỏ
Cây Dong riềng đỏ là cây thảo, vị thuốc nam mọc nhiều ở Tây Bắc. Thân rễ phân nhánh có đường kính 2 – 3,5 cm mang nhiều rễ nhỏ, thân khí sinh màu đỏ tía, cao khoảng 2m, đường kính khoảng 1 cm. Quả Dong riềng đỏ ở dạng quả nang, 3 ô, thường có một ô lép, cao 2 – 3 cm, bề mặt quả có gai nạc mềm, màu đỏ, rụng hết khi già, khi khô mở lưng, đính noãn trụ giữa với bao hoa vòng ngoài còn tồn tại trên quả. Cuống quả khoảng 5mm.
Thành phần hóa học của dong riềng đỏ
Thành phần hóa học của dong riềng đỏ như hàm lượng glucosid trợ tim trong thân cây Dong riềng đỏ là rất đáng kể (trung bình 0,8640%), cứ 1000g nguyên liệu này sẽ cho gần 9g Glucosid trợ tim. Hay hàm lượng ancaloid trong Dong riềng đỏ không cao lắm, trong thân (0,1613%, gấp hơn 10 lần so với dung môi là nước) cao gấp đôi trong củ khi chiết bằng dung môi cloroform, chloroform là dung môi có hiệu suất chiết tốt hơn dung môi nước… Kết quả phân lập đã thu được hàng loạt các hợp chất hữu cơ thuộc các nhóm chất ankanoic, steroid, diterpenoid và dẫn xuất của furfural. Phân lập và nhận dạng các chất như Acid nonandecanoic (Can H11) với công thức C19H38O2, 5-hydroxymetylfurfural (Can C) với công thức C6H6O3, Diterpenoid (CanH16)…
Theo số liệu của Cục Quản lý Dược Việt Nam (2014) cho biết nhu cầu khai thác và sử dụng thuốc thảo mộc ở nước ta khoảng 60,000 tấn/năm, được khai thác từ khoảng 300 loài cây khác nhau. Như vậy còn khoảng trên 3,000 loài cây đang được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, chưa mang tính chất hàng hóa trên thị trường.
Ở trên thế giới, nhu cầu sử dụng các loại thuốc thảo mộc theo cách cổ truyền hoặc từ các chất có nguồn gốc tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng. Các số liệu thống kê gần đây cho thấy, có khoảng 60% dược phẩm dùng chữa bệnh hiện nay hoặc đang trong giai đoạn nghiên cứu thử lâm sàng đều có nguồn gốc tự nhiên ví dụ như : glycosid trợ tim digoxin chiết xuất từ cây dương địa hoàng, vincristin làm thuốc chữa ung thư máu được chiết xuất từ cây dừa cạn, taxterel làm thuốc chữa ung thư vú chiết xuất từ loài Taxus…
Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian, một số đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La… còn sử dụng nước sắc cây và củ dong riềng đỏ để chữa một số bệnh đường ruột, chữa đau gan, đau thận.Tại Viện y học bản địa Việt Nam đang sử dụng dịch chiết của cây này làm thuốc chống thiếu máu cơ tim, suy mạch vành, rối loạn thần kinh tim, phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim rất hiệu quả. Như vậy có thể nói cây dong riềng đỏ là loại cây thuốc dân gian rất có giá trị trong phòng chống bệnh tim mạch, căn bệnh khá phổ biến ở người có tuổi và người cao tuổi.
So sánh hơn 170 bản ghi điện tim của người có tuổi, người cao tuổi cho thấy vùng có sử dụng dong riềng đỏ làm thực phẩm tỷ lệ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ do mạch vành ít hơn tới mức hơn cả mong đợi. Như vậy, sơ bộ có thể kết luận dong riềng đỏ có tác dụng phòng ngừa bệnh mạch vành.
Củ dong riềng đỏ
Hiện nay cây dong riềng đỏ đang là một trong những vị thuốc hàng đầu cho những bệnh nhân mạch vành, thời gian qua đã có rất nhiều bệnh nhân điều trị hiệu quả bằng cây thuốc này. Tuy vậy vẫn còn nhiều bệnh nhân băn khoăn vì chưa biết cách dùng cây dong riềng đỏ làm thuốc.
Cách dùng cây dong riềng đỏ
Cách dùng dong riềng đỏ khá đơn giản, ta có thể dùng cây tươi hoặc cây khô làm thuốc đều có tác dụng như nhau. Các bạn áp dụng cách dùng như sau:
Cách 1: Hầm dong riềng đỏ với tim lợn
- Củ, thân lá dong riềng đỏ khô 60g (Hoặc tươi 200g)
- Tim lợn 01 quả
Đem rửa sạch dong riềng đỏ, tim lợn xào qua cho ngấm mắm muối rồi bỏ cây dong riềng đỏ vào đảo đều, thêm nước vừa đủ. Đun sôi cho tới khi chín là được. Canh tim lợn dong riềng đỏ ăn hết trong ngày. Mỗi tuần nên duy trì cách trên từ 3 đến 4 lần.
Cách 2: Sắc uống hàng ngày
Củ, lá thân khô 50g (Hoặc tươi 100g) đun với 1,5 lít nước. Đun cạn còn khoảng 1 lít nước uống thay nước hàng ngày. Dùng cách trên liên tục 1 tháng sẽ có hiệu quả.
Ngoài cách dùng cây dong riềng đỏ khô và tươi hiện nay chúng tôi đang độc quyền cung cấp sản phẩm Cardocorz, thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cây dong riềng đỏ. Sản phẩm rất tiện lợi trong quá trình sử dụng vì đã được chế biến thành dạng viên nén. Các bạn có thể tham khảo thêm về sản phẩm này
Lưu ý: Trước khi sử dụng bạn phải biết cách phân biệt để chọn mua được loại dong riềng đỏ (Cây có màu đỏ thẫm, có thân nhỏ hơn dong riềng thường). Bạn tham khảo thêm để biết cách phân biệt tại đây
Củ dong riềng đỏ có tốt hơn lá và thân cây?
Hiện nay chưa có bất cứ nào nghiên cứu khẳng định củ tốt hơn thân lá. Vì vậy khi sử dụng để phát huy hết hiệu quả của vị thuốc này quý vị nên kết hợp dùng cả củ, thân và lá cây sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài cách dùng cây dong riềng đỏ khô và tươi, hiện nay, Công ty Y dược bản địa 139 đã nguyên cứu và cho sản xuất ra sản phẩm TM 139 - thực phẩm chức năng có nguyên liệu thành phần chiết xuất từ cây dong riềng đỏ. Sản phẩm hỗ trợ hoạt huyết, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch, rất tiện lợi trong quá trình sử dụng vì đã được chế biến thành dạng viên nén. Các bạn có thể tham khảo thêm về sản phẩm này tại đây.
Như vậy chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về vai trò của cây dong riềng đỏ trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành. Hiện nay cây Dong riềng đỏ đã được xác lập quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam và công ước về sở hữu trí tuệ thế giới. Đây là cơ sở pháp lý để cây thuốc này được tiếp cận với những người Việt Nam không may mắc bệnh mạch vành tim và xa hơn nữa là có thể vươn xa ra thế giới.